Nguyên lý mạch điều khiển nguồn trên các dòng máy: HP - DELL - SONY..
\
1 - Nguyên lý mạch điều khiển nguồn trên các dòng máy: HP - DELL - SONY...
Dạng 1 - Mạch điều khiển nguồn sử dụng điện áp Allways_ON cấp nguồn cho IC điều khiển.
Phân tích sơ đồ nguyên lý:
- Khi cấp nguồn DC IN, điện áp từ Adapter đi vào máy qua rắc cắm, điện áp đi qua mạch đầu vào => tạo ra nguồn VIN
(gọi là nguồn đầu vào) đi cấp cho các nguồn xung của máy.
(gọi là nguồn đầu vào) đi cấp cho các nguồn xung của máy.
- Nguồn đầu vào (16 đến 20V) cấp vào chân V+ của IC dao động nguồn cấp trước.
- Mạch REGU (ổn áp tuyến tính) tích hợp trong IC dao động sẽ hạ điện áp VIN xuống điện áp 5V rồi đưa ra chân VL (hoặc LDO,
hoặ c VREG tuỳ theo IC), điện áp này có tên là Always_ON (tức là luôn luôn mở).
hoặ c VREG tuỳ theo IC), điện áp này có tên là Always_ON (tức là luôn luôn mở).
- Địên áp 5V (Allways_ON) được sử dụng để cấp nguồn cho IC điều khiển Power Control (SIO) sau khi được giảm xuống 3,3V bởi
một IC ổn áp tuyến tính. (gọi là điện áp chờ).
một IC ổn áp tuyến tính. (gọi là điện áp chờ).
- Mạch dò áp sẽ kiểm tra điện áp đầu vào, thông thường khi điện áp đầu vào đạt > 80% thì mạch này sẽ báo một tín hiệu về IC điều
khiển (EXT_PWR) thông báo cho IC điều khiển biết có nguồn ngoài được gắn và đủ điện áp cung cấp.
khiển (EXT_PWR) thông báo cho IC điều khiển biết có nguồn ngoài được gắn và đủ điện áp cung cấp.
- Khi có nguồn điện Vcc cung cấp kết hợp với chân EXT_PWR có tín hiệu thông báo, IC điều khiển sẽ tự động cho ra lệnh điều khiển
các nguồn cấp trước hoạt động, tạo ra điện áp 5V và 3,3V cấp trước.
các nguồn cấp trước hoạt động, tạo ra điện áp 5V và 3,3V cấp trước.
- Khi có điện áp 5V cấp trước tạo ra, một nhánh cho quay về IC dao động, chuyển mạch trong IC sẽ cho kết nối điện áp 5V cấp trước
với ngõ ra Allways_ON để thay thế cho điện áp lấy từ mạch REGU, bảo vệ cho mạch này không bị chết vì quá tải.
với ngõ ra Allways_ON để thay thế cho điện áp lấy từ mạch REGU, bảo vệ cho mạch này không bị chết vì quá tải.
- Mạch REGU vừa ổn áp nhưng cũng vừa có tác dụng như một mạch khởi động ban đầu, do chênh lệnh điện áp giữa hai đầu mạch REGU
tương đối cao (khoảng 12 đến 15V) nên mạch này rất dễ hỏng do bị quá tải.
tương đối cao (khoảng 12 đến 15V) nên mạch này rất dễ hỏng do bị quá tải.
- Chân Allways_ON tuỳ theo IC mà có tên gọi là VL hoặc LDO hoặc VREG, với chân VREG thì có chân VREG5 và VREG3, thông
thường các chân VL, LDO và VREG5 ra điện áp 5V còn chân VREG3 thì ra điện áp 3,3V.
thường các chân VL, LDO và VREG5 ra điện áp 5V còn chân VREG3 thì ra điện áp 3,3V.
Dạng 2 - Mạch điều khiển nguồn sử dụng điện áp 3,3V cấp trước cấp nguồn cho IC điều khiển.
- Ở mạch trên, khi sử dụng điện áp Allways_ON để cấp nguồn cho IC điều khiển Power Control, điện áp Allways_ON được
tạo ra bởi mạch REGU tích hợp trong IC dao động nguồn cấp trước, do mạch REGU có công suất nhỏ nhưng phải gánh một
dòng tải khá lớn nên rất hay bị lỗi.
tạo ra bởi mạch REGU tích hợp trong IC dao động nguồn cấp trước, do mạch REGU có công suất nhỏ nhưng phải gánh một
dòng tải khá lớn nên rất hay bị lỗi.
- Để khắc phục tình trạng trên, các máy Laptop hiện nay người ta không sử dụng điện áp Allways_ON cấp nguồn cho IC- SIO
nữa mà chỉ sử dụng chúng để đưa vào chân lệnh điều khiển ON5, ON3, đây là hai chân không tiêu thụ dòng tải.
nữa mà chỉ sử dụng chúng để đưa vào chân lệnh điều khiển ON5, ON3, đây là hai chân không tiêu thụ dòng tải.
- Sau khi nguồn cấp trước hoạt động, người ta mới sử dụng nguồn cấp trước 3,3V để cấp cho IC điều khiển Power Control (SIO)